seameocelll-vn
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin SEAMEO CELLL
    • Tin khác
  • Về chúng tôi
    • SEAMEO
    • SEAMEO CELLL
  • Sự kiện
  • Đào tạo
  • Tài liệu
    • LLL - THEORIES & GENERAL ISSUES
    • LLL - Practices in ASIA
    • LLL - PRACTICES IN OTHER AREAS
  • Ấn phẩm
    • Sách
    • Bản tin
  • Đối tác
    • LLL-AE Organizations
    • Other SEAMEO CELLL's Partners
  • Đăng ký tham dự hội thảo

tạp chí giáo dục asem, số thứ 3, 11/2017

12/7/2017

 
Tạp chí Giáo dục ASEM được xuất bản hàng năm bởi Ban Thư ký Giáo dục ASEM, được đảm nhiệm bởi Bộ Giáo dục và Văn hóa, Indonesia trong nhiệm kỳ 2013-2017. Ấn phẩm số thứ 3 này được xuất bản vào tháng 11 năm 2017 nhân sự kiện Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ 6 được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng 11/2017 vừa qua.  Tạp chí này được xuất bản với định dạng giấy và điện tử, bao gồm các bài báo về những sáng kiến hay và đóng góp của các nước thành viên ASEM cũng như các tổ chức liên quan. (Nguồn: Tạp chí Giáo dục ASEM)
Đọc thêm

GIÁO DỤC SUỐT ĐỜI Ở VIỆT NAM

3/18/2016

 
Đỗ Xuân Thảo
Con người là vốn quý của xã hội, là một thành tố cấu thành nền kinh tế - văn hóa - chính trị của một quốc gia. Trên thế giới, ngày càng có nhiều các tổ chức giáo dục được thành lập. Một trong những mục đích của các tổ chức này nhằm kêu gọi các nước hãy đầu tư cho nguồn lực kinh tế tri thức bằng một phương tiện giáo dục kinh tế nhưng lại rất có hiệu quả, đó là giáo dục thông qua việc dạy - học suốt đời.
Vậy quan niệm Học suốt đời cần được hiểu như thế nào và phải làm gì để thực hiện việc học suốt đời? Trong phạm vi bài báo nhỏ này, chúng tôi sẽ phân tích tầm quan trọng, vai trò của việc học suốt đời và đưa ra một số biện pháp góp phần giải quyết bài toán học suốt đời ở Việt Nam
đọc thêm...

XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP - MỘT XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC THẾ KỶ XXI

3/11/2016

 
GS. TS. Phạm Tất Dong
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra những tiền đề quan trọng để nền kinh tế công nghiệp trên thế giới từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập quốc tế thông qua dòng chảy toàn cầu hoá đã lôi cuốn nhiều quốc gia vào sân chơi hợp tác và cạnh tranh sôi động. Sự bùng nổ thông tin và việc sản xuất ra những tri thức mới, những công nghệ mới cho thấy, những kiến thức được tiếp thu trong hệ thống giáo dục ban đầu không thể sử dụng suốt đời, học vấn phổ thông không còn giúp cho con người đi thẳng vào lao động sản xuất.
Vấn đề đặt ra là, con người cần biết cách học xử lý thông tin thành tri thức và phải học suốt đời để có thể đối mặt với sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ trong một thế giới thay đổi vô cùng mau lẹ. Ở Việt Nam, trước xu thế phát triển giáo dục nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 927/QĐ-TTg ngày 22/6/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia xã hội học tập giai đoạn 2011-2020 chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập (Nghị quyết Đại hội X của Đảng CSVN). Cần được hiểu xã hội học tập là nội dung cốt lõi của chủ trương đổi mới giáo dục...
đọc thêm...

ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ CÔNG DÂN HỌC TẬP - CƠ SỞ LÝ LUẬN

3/4/2016

 
Phạm Đỗ Nhật Tiến
Khái niệm xã hội học tập với tư cách là một nhu cầu phát triển xã hội trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và thay đổi nhanh chóng lần đầu tiên được đưa ra bởi Robert Hutchins trong cuốn sách có tựa đề “Xã hội học tập”, trong đó đặc trưng cơ bản của XHHT là mọi công dân có quyền tự do phát triển năng lực thông qua một nền giáo dục tự do.

Từ một góc độ khác, Faure và các cộng sự  (1972) nhìn nhận XHHT như một sự phát triển logic của xã hội, ở đó giáo dục suốt đời trở thành nguyên lý nền tảng cho mọi chính sách xã hội. Theo khái niệm này, hai đặc trưng cơ bản của XHHT bao gồm: thứ nhất là trong XHHT mọi cá nhân có ý thức và sẵn sàng học suốt đời, thứ hai là mọi cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong xã hội là những nhà cung ứng giáo dục hoặc các cơ sở giáo dục. ​
Từ đó dựa trên hai khái niệm này đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về XHHT. Theo Wikipedia “XHHT là một triết lý giáo dục được đưa ra bởi OECD và UNESCO, trong đó giáo dục được coi là yếu tố chủ đạo thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia; giáo dục không chỉ giới hạn ở hình thức giáo dục chính quy trong nhà trường và các định chế giáo dục truyền thống, mà còn bao gồm các trung tâm giáo dục phi chính quy nhằm hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế tri thức (hay còn gọi là “văn hóa giáo dục toàn cầu”)”. Như vậy, theo quan điểm này, mục tiêu chính của XHHT là góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
đọc thêm...

NHÌN LẠI HỌC TẬP: KHO BÁU TIỀM ẨN - ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CÁO DELORS NĂM 1996

2/26/2016

 
Sobhi Tawil và Marie Cougoureux
Ủy ban quốc tế về Giáo dục trong Thế kỷ 21 do Jacques Delors làm Chủ tịch, được ông Federico Mayor, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO thành lập, đã xuất bản một báo cáo năm 1996 với tên gọi Học tập: Kho báu tiềm ẩn. Giống như Báo cáo của Faure Học để tồn tại: Thế giới của giáo dục hôm nay và ngày mai xuất bản năm 1972, Báo cáo Delors được nhiều người đánh giá là nguồn tham chiếu quan trọng trong việc hình thành nhận thức về giáo dục và học tập. Mặc dù tầm nhìn nêu ra trong Báo cáo Delors tiếp tục khơi gợi ý tưởng về giáo dục trên toàn thế giới, vẫn cần phải nhấn mạnh rằng các biến chuyển xã hội xảy ra từ những năm 1990 đã làm tăng thêm những thách thức mới, đòi hỏi việc nhận thức lại về giáo dục và đóng góp của nó cho sự phát triển. ​
Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại Báo cáo Delors 1996 nhằm xác định mức độ phù hợp tiếp theo của tầm nhìn giáo dục đã được đề xuất. Sự phân tích của bản báo cáo còn hiệu lực đến mức độ nào trong bối cảnh toàn cầu hiện nay? Điều gì trong tầm nhìn đó cần được điều chỉnh hoặc hoàn thiện trong tình hình những thách thức mới đang nổi lên ở lĩnh vực giáo dục và học tập? Trong bước đầu tiên của quá trình này, điều quan trọng là phải hiểu được một cách thấu đáo hơn ảnh hưởng của Báo cáo Delors đối với các chính sách và thực tiễn giáo dục trên thế giới kể từ khi bản báo cáo được ấn hành năm 1996. ​
đọc thêm...

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN CÁC ĐẶC TRƯNG MONG MUỐN ĐẾN 2020 CỦA XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ CÔNG DÂN HỌC TẬP VIỆT NAM

2/19/2016

 
Phạm Đỗ Nhật Tiến
Ngày 09/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89 phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020. Theo Đề án đó, XHHT và CDHT VN được mô tả bởi các đặc trưng cơ bản sau:

1. Trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại.
2. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời.

3. Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.
Đọc thêm...

CÁC ĐẶC TRƯNG MONG MUỐN CỦA XÃ HỘI HỌC TẬP VÀ CÔNG DÂN HỌC TẬP Ở VIỆT NAM

2/12/2016

 
Phạm Đỗ Nhật Tiến
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2012-2020, một trong các quan điểm chỉ đạo cũng như một trong các nội dung của mục tiêu tổng quát là từng bước hình thành xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách. Việc cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược nêu trên đã được quy định thành nhiệm vụ và giải pháp trong Quyết định 89 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng XHHT giai đoạn 2012-2020.
Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm XHHT, trong nhận thức của xã hội, cũng như ngay trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, là một khái niệm  không rõ ràng. Theo nhận thức chung nhất thì XHHT là xã hội trong đó việc học là suốt đời, mọi lúc, mọi nơi, với mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Tuy nhiên, các đặc trưng cụ thể của một XHHT là gì cũng như thế nào là một công dân học tập (CDHT), chúng ta chưa bao giờ trao đổi và thảo luận rộng rãi để có sự thống nhất trong nhận thức. ​
đọc thêm...

GIÁO DỤC NGƯỜI LỚN: VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA THỜI ĐẠI

2/5/2016

 
GS.TS. Phạm Tất Dong
Giáo dục người lớn (Adult Education) là một thuật ngữ chỉ toàn bộ những quá trình giáo dục có tổ chức, bất kể nội dung, trình độ và phương pháp gì, chính quy hay không chính quy, kéo dài hay thay thế giáo dục ban đầu ở trường phổ thông và đại học hoặc trong thực tập nghề mà nhờ đó, những ai được coi là người lớn, sẽ phát triển được khả năng của họ, làm giàu thêm tri thức, nâng cao chất lượng chuyên môn hay tay nghề, hoặc họ sẽ phát triển theo phương hướng  mới đem lại những thay đổi về thái độ và hành vi trong sự phát triển của cá nhân và sự tham gia của cá nhân vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Học viên người lớn (Adult Student hay Adult learner) là những người học lớn tuổi, không bao gồm sinh viên đại học. Họ tiến hành việc học tập có hệ thống sau khi đã hoàn thành được vòng đầu của giáo dục liên tục, nghĩa là đã học qua hệ giáo dục ban đầu. Những người lớn tuổi theo học hệ tập trung thường đã trải qua giai đoạn làm việc tập trung trước khi trở lại học tập. Phần đông người học lớn tuổi theo học các hệ tại chức theo chế độ vừa học, vừa làm.
đọc thêm...

XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC: THUẬT NGỮ "CŨ" MÀ MỚI

1/29/2016

 
TS. Hồ Thiệu Hùng
Từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ XHH công tác giáo dục là “huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Tưởng rằng một thuật ngữ dùng lâu đời như vậy thì ai cũng hiểu đúng, hiểu kỹ, song thực tế lại không như vậy. 
Lâu nay với khá đông người dân và không ít cán bộ, XHHGD được hiểu một cách đơn giản và phiến diện là huy động sự đóng góp bằng tiền của dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng mức học phí ở các cấp học, bậc học, là đa dạng hoá loại hình trường và...hết! Điều này đã khiến cho nhiều cuộc vận động góp sức cho sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng. Vì vậy việc trình bày lại một cách có hệ thống và toàn diện nội dung của thuật ngữ thường bị hiểu sai lệch này là cần thiết.    
đọc thêm...

XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỌC TẬP: CHIẾN LƯỢC ĐỂ THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

1/22/2016

 
TS. Jin Yang
Khái niệm Thành phố học tập đã thu hút được sự chú ý trong một khoảng thời gian và được xem như bắt nguồn từ khái niệm “Các thành phố giáo dục” vào đầu những năm 1970. Năm 1973, OECD đưa ra một sáng kiến thành lập Các thành phố giáo dục, những nơi coi giáo dục là một chiến lược và chính sách hàng đầu để cải thiện hiệu quả kinh tế, nuôi dưỡng một nền kinh tế phát triển bền vững và sáng tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi công dân. Khái niệm này tiếp tục được phát triển trong báo cáo của Hội nghị quốc tế đầu tiên về Các thành phồ giáo dục do Hội đồng thành phố Barcelona tổ chức năm 1990 với đại diện từ hơn 140 thành phố trên khắp thế giới tham dự.    ​
Báo cáo này xem xét giáo dục từ khía cạnh rộng lớn hơn, vượt khỏi hệ thống nhà trường thông thường, và xác định một số nguyên tắc mà một thành phố giáo dục cần thực hiện. Hội nghị cũng đã thông qua bản Hiến chương Các thành phố giáo dục, trong đó định nghĩa thành phố giáo dục là nơi có thể cung cấp toàn bộ tiềm năng của mình, làm cho mọi công dân hiểu được về nó, và có thể giáo dục mọi trẻ em và thanh niên để hiểu biết về thành phố của mình.    
​
đọc thêm...
<<Previous

    Categories

    All

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin SEAMEO CELLL
    • Tin khác
  • Về chúng tôi
    • SEAMEO
    • SEAMEO CELLL
  • Sự kiện
  • Đào tạo
  • Tài liệu
    • LLL - THEORIES & GENERAL ISSUES
    • LLL - Practices in ASIA
    • LLL - PRACTICES IN OTHER AREAS
  • Ấn phẩm
    • Sách
    • Bản tin
  • Đối tác
    • LLL-AE Organizations
    • Other SEAMEO CELLL's Partners
  • Đăng ký tham dự hội thảo